/-heart1/-strong/-heart:>:o:-((:-h CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY ĐẬU VÁN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI - Nông Sản PHÚ MINH TÂM

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY ĐẬU VÁN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Đậu ván là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta và thường được dùng làm thực phẩm, nhưng ít ai biết được đậu ván còn là một cây thuốc quý với những công dụng chữa bệnh hữu hiệu

 

Đậu ván và những công dụng cần biết
              Đậu ván với đặc thù là loại dây leo sống 1-3 năm, dài tới 5m. Thân có góc, hơi có rãnh, có lông thưa.Lá kép mọc so le, có 3 lá chét hình trứng chỉ có ít lông ở mặt dưới. Hoa Đậu ván có màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hay nách lá. Quả đậu màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn cong. Hạt hình trứng tròn, dẹt, rộng 6-8mm, dài 8-15mm, dày 2-4mm. Vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có rốn lồi lên, màu trắng. Ra hoa kết quả chủ yếu vào mùa thu – đông.
              Theo Đông y, Ðậu ván có vị ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa các tạng, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc. Nhân dân dùng quả non và hạt non, hoa và lá còn non làm rau luộc hay xào ăn. Hạt khô luộc bỏ vỏ dùng nấu chè, làm nhân bánh ăn ngon. Hạt đậu ván có thể làm tương như đậu nành, chế biến bột dinh dưỡng sau khi rang vàng bỏ vỏ hay sấy ở nhiệt độ 100-103oC trong 3-5 giờ.
             Ðậu ván có giá trị dinh dưỡng cao. Phân tích thành phần hóa học cho thấy hạt đậu ván chứa nước 82,4%; protid 4,5%; lipid 0,1%, glucid 10%, tro 1%, Ca 0,25%; P 0,06mg%; Fe 1,67mg%. Có các loại đường saccharoze, glucose, stachyose, maltose và raffinose. Còn có vitamin A, B2, C và nhiều B1. Các acid amin phổ biến là tryptophan, arginin, lysin và tyrosin. Ngoài ra còn có acid L-pipecolic và phytoagglutinin.Người ta thường dùng hạt dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, mỗi ngày 8-16g. Rễ dùng sắc uống với liều cao hơn. Lá tươi nhai ngậm với muối nuốt nước chữa yết hầu sưng đau.

Tổng hợp những bài thuốc hay từ Đậu ván
              Sau đây là những liệt kê những bài thuốc từ Đậu ván của các giảng viên Y sĩ y học cổ truyền tại trường Cao đẳng Y dược TP.HCM để các bạn có thể áp dụng khi cần thiết:

Đậu ván và những bài thuốc cần biết
Trị rắn độc cắn: Lấy lá Đậu ván với một lượng vừa đủ cộng thêm chút muối ăn giã nát, đắp vào vết rắn cắn cắn.
Ỉa chảy do tỳ hư: Đậu ván (sao) 50g, Củ mài 60g, Sơn tra (sao cháy) 40g, Mạch nha (sao sơ) 30g tất cả đem tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 15g với nước ấm, ngày 2 lần, dùng liên tục trong 3-5 ngày sẽ đỡ.
Tử cung xuất huyết (do công năng, không do thực thể): Lấy hoa Đậu ván sấy khô, đem tán bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi nguội, lúc bụng đói.
Bạch đới nhiều mà trong loãng: Đậu ván (sao) 15g, Hạt mã đề 12g, Củ mài 18g, Mai mực nướng 6g. Sắc uống, dùng một ngày 1 thang.
Tỳ hư phù thũng: Đậu ván 150g (sao vàng), tán bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngày 3 lần, trong 3-5 ngày.
Trị tiêu chảy, cảm nắng mùa hè, nôn mửa, miệng khát, bức rức: Đậu ván (sao vàng) 120g, lá Hoắc hương 60g, đem tất cả tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần sẽ thuyên giảm.
Mùa hè nóng bức, ăn uống vô vị, thân mình mệt mỏi: Đậu ván, lá Sen non nấu chè ăn, lợi thấp khai vị.
Chữa lỵ trực khuẩn: Hoa đậu ván tươi 10g, Cỏ sữa nhỏ lá tươi 30g, sắc chia 2 lần uống, ngày 1 thang, trong 3-5 ngày.
Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày, kém ăn mỏi mệt: Ðậu ván sao vàng tán nhỏ, một lần uống khoảng 10g chung với nước cơm; một ngày 3 lần.
Chân tay tê dại, khớp xương đau nhức: Rễ đậu ván khoảng 30g, sắc kỹ với nước, chia thành nhiều phần uống trong ngày, có tác dụng giảm đau rất tốt.

              Bên trên là những chia sẻ sơ lược của các Lương Y tại trường Cao đẳng Y dược TP.HCM về cây Đậu ván, hy vọng giúp cho các bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời từ loại cây này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *