/-heart1/-strong/-heart:>:o:-((:-h CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐẬU PHỘNG - Nông Sản PHÚ MINH TÂM

CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐẬU PHỘNG

CÂY ĐẬU PHỘNG
-Tên gọi khác: Đậu phụng, Lạc, Lạc hoa sinh (Hán Việt).
-Tên tiếng Anh: Peanuts, Groundnuts, Earthnuts, Pig nuts…
-Tên khoa học: Arachis hypogaea L.

1-Phân loại khoa học (Scientific classification)

Bộ (ordo)

Đậu (Fabales)

Họ (familia)

Đậu (Fabaceae)

Phân họ (subfamilia)

Đậu (Faboideae)

Tông (tribus)

Rút dại (Aeschynomeneae)

Chi (genus)

Lạc (Arachis)

Loài (species)

Arachis hypogaea


 2-Nguồn gốc và phân bố
Ở Việt Nam, lịch sử trồng cây đậu phọng chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn cũng chưa đề cập đến cây đậu phọng.

Hiện nay cây đậu phộng có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991).
3-Mô tả
Đậu phộng là cây thân thảo đứng, sống hằng niên.
-Thân: Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra, cao 30-100 cm tùy theo giống và điều kiện trồng trọt.
– Rể: Rể cọc, có nhiều rể phụ, rể cộng sinh với vi khuẩn tạo thành nốt sần.
– Lá: Lá kép mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 4-7 cm và rộng 1-3 cm. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn.
– Hoa: Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm.
– Quả: Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến khi quả chạm mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu (củ) trong đất dài 3-7 cm, mỗi quả chứa 1-4 hạt và thường có 2 hạt. Quả hình trụ thuôn, không chia đôi, thon lại giữa các hạt, có vân mạng.
Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là “dưới đất” để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất.
– Hạt: Quả chứa từ 1 đến 4 hạt, thường là 2 hạt, hạt hình trứng, có rãnh dọc. Hạt chứa dầu lên đến 50%.

4-Thành phần dinh dưỡng
Trong 100 gram hạt đậu phộng chín và khô có các thành phần dinh dưỡng như sau:

Năng lượng

2385 kJ (570 kcal)

Carbohydrate

21 g

– Đường

0,0 g

– Chất xơ thực phẩm

9 g

Chất béo

48 g

– bão hòa

7 g

– không bão hòa đơn

24 g

– không bão hòa đa

16 g

Protein

25 g

– Tryptophan

0,2445 g

– Threonine

0,859 g

– isoleucine

0.882 g

– Leucin

1,627 g

– Lysine

0,901 g

– Methionine

0,308 g

– Cystine

0,322 g

– Phenylalanine

1,300 g

– Tyrosine

1.020 g

– Valine

1,052 g

– Arginine

3,001 g

– histidine

0,634 g

– Alanine

0,997 g

– Aspartic acid

3,060 g

– Axit glutamic

5,243 g

– Glycine

1,512 g

– Proline

1,107 g

– Serine

1,236 g

Nước

4,26 g

Thiamine (vit. B 1)

0,6 mg (52%)

Niacin (vit. B 3)

12,9 mg (86%)

Axit pantothenic (B 5)

1,8 mg (36%)

Vitamin B 6

0,3 mg (23%)

Folate (vit. B 9)

246 mg (62%)

Vitamin C

0,0 mg (0%)

Canxi

62 mg (6%)

Sắt

2 mg (15%)

Magiê

184 mg (52%)

Phốt pho

336 mg (48%)

Kali

332 mg (7%)

Kẽm

3,3 mg (35%)

 

+Theo các nguồn phân tích khác:
Hạt chứa 3-5% nước, chất đạm 20-30%, chất béo 40-50%; chất bột 20%, chất vô cơ 2-4%. Nhân lạc chứa dầu lạc gồm các glycerid của acid béo no, không no, acid oleic, acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, acid hexaconic,…

Đậu phộng rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp hơn 30 chất dinh dưỡng thiết yếu và dinh dưỡng thực vật . Đậu phộng là một nguồn tốt của niacin, folate, chất xơ,vitamin E, magiê và phốt pho. 

Đặc biệt, đậu phộng chứa hợp chất resveratrol có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng cholesterol tốt HDL giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, máu huyết lưu thông tốt, da dẻ hồng hào.

5-Công dụng của cây đậu phộng
a-Hạt đậu phộng dùng làm thực phẩm trực tiếp
1-Quả đậu phộng chưa tách vỏ
+Đậu phộng luộc: Hạt đậu chưa chín hoặc đã chín được luộc để làm món ăn chơi.

+Đậu phọng rang: Hạt đậu phọng đã chín chưa tách vỏ được rang để làm món ăn chơi.

2-Hạt đậu phộng đã tách vỏ (nhân đậu)
Hạt đậu phộng đã tách vỏ là hạt dầu béo được chế biến thành nhiều dạng thức ăn ngon:
+Hạt đậu phộng rang muối dùng làm món ăn chơi: Hạt đậu rang được dùng làm món ăn chơi rất phổ biến.

+Hạt đậu phộng rang đâm nhuyễn được dùng làm muối chấm: Món muối đậu phọng được làm từ nhân đậu rang đâm nhỏ, trộn với muối và đường làm món chấm phổ biến để ăn với xôi, cơm nếp, ở Miền Nam thường gọi là muối mè (đôi khi cũng có cả hạt mè rang).

+Hạt đậu phộng rang đâm nhuyễn dược rắc vào món ăn: Nhiều loại thực phẩm như kem, bánh bò, bánh cuốn, bánh ít trần, chè trôi nước, nộm, gỏi và các món xào, nấu được tẩm hạt đậu phọng rang đâm nhuyễn như món gia vị để tạo chất thơm và béo.

+Kẹo, bánh đậu phộng: Đậu phộng nguyên hạt, nửa hạt hoặc hạt đậu phộng đâm nhỏ được tẩm đường làm mứt, kẹo và nhân bánh các loại rất phổ biết ở các nước.

+Chè đậu phộng: Đậu phộng dùng để nấu chè thưng, chè nếp như các loại đậu khác.

+Xôi đậu phộng: Đậu phộng cũng được dùng để nấu xôi như các loại đậu khác.

b-Hạt đậu phọng dùng làm thực phẩm chế biến
1-Bơ đậu phọng
Bơ đậu phụng là một loại bơ được làm từ hạt đậu phọng rang. Loại bơ này là một loại thực phẩm phổ biến được ăn kèm với bánh sandwich, mứt, sô cô la, phomat hoặc trộn với rau.

2-Bột đậu phộng
Bột đậu phộng được làm hạt đậu phọng đã ép lấy bớt dầu, chất béo trong bột đậu phọng thấp hơn trong bơ đậu phọng nhưng chất đạm. Bộ đậu phọng được dùng để tăng hương vị cho các món nấu như món xào, súp và tăng cường vị thơm, béo trong bánh mì, bánh ngọt.

3-Sữa đậu phộng
Sữa đậu phộng là một thức uống không có lactose được tạo ra bằng cách sử dụng đậu phộng ngâm nước và xay, lọc, đun chín để uống. Sữa đậu phộng được dùng như một loại thức uống thay sữa, nó thích hợp cho những người không dung nạp lactose. Tương tự như trong sản xuất sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, và sữa gạo.
4-Dầu đậu phộng dùng làm thực phẩm
Dầu đậu phộng, hay dầu phộng, dầu lạc là loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt đậu phộng.Dầu chiết từ hạt đậu phọng rang có hương vị đậu phộng và hương thơm mạnh mẽ, tương tự như dầu mè. Dầu đậu phộng có nhiệt độ sôi cao nên thường được dùng chiên thực phẩm. 

Theo số liệu của USDA khi mà bảng sau dựa, 100 g dầu đậu phộng có chứa 17,7 g chất béo bão hòa , 48,3 g chất béo không bão hòa đơn , và 33,4 g chất béo không bão hòa đa.

Thành phần chính của dầu đậu phộng là axit béo như axit oleic (46,8%), axit linoleic (33,4%), và axit palmitic (10,0%). Ngoài ra nó còn chứa một số axit stearic, axit arachidic, acid arachidonic, axit behenic, axit lignoceric và các axit béo khác. Chất chống oxy hóa như vitamin E đôi khi được thêm vào, để bảo quản dầu. 

c-Các bộ phận của cây đậu phộng dùng làm thuốc
+Theo Đông y:
Các bộ phận của cây đậu phộng dùng làm thuốc rất quý là thân, cánh, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc…đều là những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y và trong dân gian.

Hạt đậu phộng có vị ngọt, bùi, béo; có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa.

Người Trung Quốc đặt cho loại hạt này những cái tên như quả trường sinh, đường nhân đậu…

Đậu phộng được dùng để chữa bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực, làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với quế, gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.

Tuy nhiên cần chú ý,  những người cơ thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc. Hoặc ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu). Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc.

+Theo Tây y:
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy:
-Nhân lạc có những tác dụng: Tăng lực, bồi bổ cơ thể, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và cầm máu.
-Vỏ lụa (lớp vỏ mỏng bao ngoài nhân lạc) có tác dụng cầm máu, chữa xuất huyết, và kích thích tủy sống tạo ra tiểu cầu.
-Vỏ lạc (vỏ cứng bọc ngoài nhân lạc, vẫn dùng để đun nấu thay củi): Có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu.
-Cành, lá cây lạc: Ngoài tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu, còn có tác dụng an thần, chống mất ngủ.
Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về dược tính từ hạt đậu phộng. Sau đây là một số kết quả được ghi nhận về tác dụng của đậu phộng:

1. Giảm nguy cơ sinh con dị tật
Nguồn axít folic chứa trong đậu phộng rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axít folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.

2. Ổn định đường huyết
1/4 chén đậu phộng có thể cung cấp cho cơ thể bạn 35% nhu cầu mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò vào quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết.

3. Ngăn ngừa sỏi mật
Có thể điều này sẽ gây ngạc nhiên. Nhưng trải qua 20 năm nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng nếu ăn 1 ounce, tương đương 28,35g đậu phộng hoặc bơ đậu phộng trong vòng một tuần sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật.

4. Phòng chống trầm cảm
Đậu phộng cũng dồi dào nguồn axít amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.

5. Tăng cường trí nhớ
Vì sao đậu phộng lại được xếp vào danh sách thực phẩm cho trí não? Đó là do nguồn vitamin B3 và chất niacin chứa trong đậu phộng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ.

6. Giảm cholesterol
Các chất dinh dưỡng giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ cũng mang lại tác dụng giảm và kiểm soát lượng cholesterol. Ngoài ra, các chất này còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể.

7. Bảo vệ tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đậu phộng là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axít oleic. Ăn một nắm đậu phộng 4 lần/tuần có thể giúp bạn tránh được các bệnh tim mạch cũng như bệnh mạch vành.

8. Chống sa sút trí tuệ ở tuổi gia
Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn niacin đáng kể được tìm thấy trong đậu phộng có thể giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ăn 1/4 chén đậu phộng mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn 1/4 lượng niacin cần thiết hàng ngày.

9. Phòng bệnh ung thư
Chất phytosterol được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng không chỉ giúp bảo vệ tim mạch bằng cách hạn chế việc hấp thu cholesterol, mà còn có thể phòng chống bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các khối u.

10. Giảm nguy cơ tăng cân
Ăn đậu phộng hay các loại hạt thường xuyên có thể giảm nguy cơ tăng cân. Các nghiên cứu trư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *