Công dụng chính của cây đậu xanh là hạt đậu đã chín. Do có thành phần dinh dưỡng cao, không độc và có nhiều tác dụng dược liệu nên hạt đậu xanh đã được khai thác trong ẩm thực và dược liệu từ lâu đời. Ở các nước khác đậu xanh đậu xanh được chế biến thành nhiều loại thực phẩm rất phong phú.
1-Hạt đậu xanh dùng làm thực phẩm
a-Hạt đậu xanh dùng trong các món nấu ăn:
Quan niệm của người Châu Á là vỏ của hạt đậu xanh có nhiều chất bổ dưỡng hơn cả thịt hạt. Vỏ đậu xanh giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả vỏ, không bỏ đi. Việc dùng đậu xanh tách bỏ vỏ chỉ là thẩm mỹ về màu sắc trong ẩm thực. Hạt đậu xanh còn nguyên vỏ hoặc đã tách vỏ được chế biến theo nhiều món ăn sau đây:
+ Cháo đậu xanh: Người Trung Quốc và Việt Nam thường ăn điểm tâm bằng các loại cháo, như cháo thịt, cháo cá nhưng trong đó thông dụng nhất là cháo đậu xanh, bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng giải độc cho cơ thể. Cháo đậu xanh có hai dạng:
– Cháo đậu xanh đơn giản: Được nấu bằng cách dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ nấu chung với gạo. Cháo đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, thường dùng cho người đang dưỡng bệnh, người già…Ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ đôi khi cháo đậu xanh được nấu với nước cốt dừa để dùng điểm tâm cho người khỏe mạnh.
– Cháo đậu xanh nấu với thịt: Là món cháo phổ biến, có chất lượng tốt khi nấu với các loại thịt như gà, vịt, ngỗng, bò, chó, trâu, rắn, rùa…Thịt nấu cháo đậu xanh có cả gạo và đậu xanh.
+Thịt hầm đậu xanh: Thịt hầm đậu xanh khác với cháo là chỉ dùng thị còn xương nấu với đậu xanh còn nguyên vỏ. Thịt hầm đậu xanh thường nấu với xã bầm, món này phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Cơm nếp đậu xanh: Ở Việt Nam thường nấu món cơm nếp vớt dậu xanh nguyên vỏ. Do đậu xanh lâu mềm nên được nấu trước, sau đó đổ gạo nếp vào trộn đều và nấu chung.
+ Xôi đậu xanh: Xôi là gạo nếp được hấp cách thủy khác với cơm nếp được nấu từ gạo nếp trực tiếp trong nước. Xôi đậu xanh là dùng đậu xanh nguyên vỏ hoặc tách vỏ trộn với gạo nếp để hấp.
+ Xôi vò: Là xôi được trộn với đậu xanh đã tách vỏ được nấu chín và vò nát. Xôi vò có màu vàng do bột hạt đậu áo vào hạt nếp đã chín. Xôi vò là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong các mâm cổ tết, đám tiệc đầy tháng, thôi nôi của trẻ em, đám giổ, cúng đình…
+ Chè đậu xanh: Chè là món ăn ngọt được nấu từ gạo nếp với đậu xanh, chè có thể nấu từ đậu xanh nguyên vỏ với gạo nếp.
Chè đậu xanh có thể không nấu với gạo nếp mà nấu với các loại rong biển, bột bán xắt khía và hạt trân châu (làm từ bột bán, bộ năng, bột khoai mì…) gọi là che thưng. Chè thưng có thể được ăn nóng hay ăn với đá lạnh, hay để trong tủ lạnh trước khi ăn. Ở Việt Nam chè thưng được dùng để ăn chơi như món giải khát…
+ Sinh tố đậu xanh: Hạt đậu xanh tách vỏ, nấu chín dùng để xay sinh tố với rau má là thức uống rất bổ dưỡng và được nhiều người ứ thính nhờ hương vị thơm ngon của nó.
b-Hạt đậu xanh bốc vỏ dùng làm nhân bánh
Ở Việt Nam hạt đậu xanh bốc vỏ có thể được dùng làm nhân bánh được gói trực tiếp trong gạo nếp như bánh dày, bánh chưng, bánh tét, bánh ú, bánh lá dừa…Do thời gian hấp bánh lâu nên hạt đậu tự rả và đóng thành khối trong nhân bánh tét nhân đậu xanh, bánh lá dừa… Việt Nam có bánh ít, bánh ít trần, bánh vò (Miền Bắc), bánh da lợn, bánh cuốn, bánh bèo…
Loại hạt đậu xanh nấu tán nhuyển có tẩm đường dược dùng làm nhân các loại bánh ngọt để lâu như bánh in, bánh lột da, bánh nậm, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh trung thu…rất phổ biến ở Việt Nam. Bánh Trung Thu nhân đậu xanh cũng là sản phẩm độc chiêu của Trung Quốc.
c-Hạt đậu xanh vừa nẩy mầm làm nhân bánh và thức ăn:
Ở Việt Nam hạt đậu xanh nguyên vỏ ngâm vừa nứt nanh được hấp để làm nhân bánh cống, đặc biệt là bánh cống Cần Thơ.
d-Giá đậu xanh, một loại rau tuyệt vời
Đa số các nước trên thế giới đều dùng hạt đậu xanh nguyên vỏ đề ủ giá. Giá đậu xanh là món rau truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ. Các chợ rau và các quầy rau trong siêu thị luôn có bày bán giá tươi. Ở Việt Nam giá đậu xanh được dùng làm rau ăn theo nhiều cách:
– Dùng ăn sống trực tiếp: rất phổ biến trong bữa cơm gia đình. Các món hủ tiếu, phở, bún riêu, bún ốc, bánh canh, luôn được ăn kèm với giá sống hay giá trụng
– Dùng làm món xào: Có thể xào với hẹ, nấm, rong biển, tàu hủ trong các món ăn chay, hoặc xào với tôm, cua, mực, trứng, thịt trong các món ăn mặn. Nhân bánh xèo, bánh cống ở Nam Bộ luôn có giá đậu xanh.
– Dùng trong các món nấu: Giá đậu xanh là món không thể thiếu trong canh chua Nam bộ.
– Dưa giá: Giá đậu xanh và hành muối dưa chua là món ăn đặc biệt của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam, Trung Quốc. Dưa giá có thể ăn trực tiếp như cải dưa hoặc xào, nấu như giá sống.
2-Hạt đậu xanh dược dùng làm thuốc
Đậu xanh không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh. Trong cả Đông y và Tây y, đậu xanh là một vị thuốc bổ có tác dụng chữa nhiều bệnh.
+ Theo Đông y: Đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, không độc, có công dụng thanh nhiệt, mát gan, điều hòa ngũ tạng, bổ nguyên khí, giải được nhiều thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều), ngộ độc thức ăn hoặc dược thảo, đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe, không yên. Đậu xanh cũng có thể dùng để chữa bệnh tăng huyết áp và chống viêm nhiễm.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc của vỏ đậu xanh còn cao hơn thịt hạt đậu.
+Theo Tây y: Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều kết quả cho thấy tác dụng tích cực của đậu xanh đối với sức khỏe con người. Ngày nay đậu xanh được mệnh danh là “Thực phẩm của tương lai”.
Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu,
Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm của đậu xanh huyết áp sẽ giảm. Trong đậu xanh còn có thành phần làm hạ mỡ máu hữu hiệu, giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó, ăn cháo đậu xanh thường xuyên giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Một số bài thuốc Đông y từ hạt và giá đậu xanh
Sau đây là một số bài thuốc Đông y từ hạt và giá đậu xanh:
1- Chữa trúng nóng, sốt:
– Dùng lượng đậu xanh vừa phải nấu canh, cho thêm chút đường, ăn khi còn ấm. Cũng có thể dùng 60 g đậu xanh nấu canh cho thật nhừ, vớt đậu ra, cho vào nồi mấy cái hoa mướp tươi, đun sôi, ăn khi còn ấm.
– Dùng 30 gam đỗ xanh nấu với 9 g ma hoàng để ăn. (Theo suckhoe.24h.com).
2. Chữa say nắng:
– Đậu xanh 100g , vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi qua, chắt lấy nước, để nguội rồi uống. Lưu ý: không nấu quá kỹ sẽ làm mất tác dụng. (Theo kinh nghiệm dân gian).
– Sắc vỏ đậu xanh thật đặc uống trị trúng nắng rất công hiệu (Cổ Phương).
2- Gây nôn khi ngộ độc thức ăn: Ngâm đậu xanh trong nước cho đến khi đậu nở, nghiền nát đậu hòa với nước ngâm rồi lấy nước đó cho người bệnh uống.
3. Chữa buồn nôn: Dùng 16g đậu xanh, đường phèn 16g, sắc nước uống. Hoặc dùng 100 hạt đậu xanh, hồ tiêu 10 hạt, trộn đều rồi nghiền mịn, pha vào nước sôi để uống. (Theo kinh nghiệm dân gian).
4- Chữa ỉa chảy nôn mửa: Đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột trộn chung cho đều cất kín vào trong lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3giờ. (Theo kinh nghiệm dân gian).
5- Chữa viêm đường ruột: Những người bị kiết lị, viêm ruột có thể lấy bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô, cho ít nước ấm vào nhào đều rồi sao vàng lên, sau đó nghiền thành bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.
6- Hổ trợ điều trị bệnh dạ dày: Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 50-100g đậu xanh nấu nhừ ở dạng cháo. Có thể thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu với thịt và rau củ quả đều tốt cho sức khỏe. (Theo D.S Lê Kim Phụng).
7- Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn: Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho người bệnh uống 1 cốc. Cũng có thể dùng 100 g đậu xanh, 100 g cam thảo sống, cho ít nước vào đun, uống ngày 2 lần.
8- Giải say rượu: Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt. (Theo kinh nghiệm dân gian).
9- Chữa bí tiểu: Ăn canh đậu xanh. Nếu đau rát bỏng ở đường niệu, có thể dùng 500 g giá đậu xanh giã nát lấy nước, cho thêm đường vào uống.
10- Chữa nhiễm trùng đường niệu: Ép giá đậu xanh lấy nước uống, sẽ có tác dụng tốt ngay.
11- Chữa rôm sảy, ngứa ngáy: Lấy 15 g bột đậu xanh, 30 g bột hoạt thạch nghiền vụn, trộn đều để xoa lên những chỗ bị rôm sảy thay cho phấn rôm. Khi bị ngứa ngáy khó chịu, có thể lấy một tàu lá sen tươi thái nhỏ nấu với chút đậu xanh để ăn. Có thể dùng nước này uống thay nước trà cho đến khi hết ngứa.
12- Chữa ho, khản cổ: Giá đỗ xanh từ 300-500g, rửa sạch, giã nát, đổ thêm chút nước đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống. (Theo kinh nghiệm dân gian).
13- Chữa lên sởi: Dùng 15g vỏ đậu xanh, sắc với nước chia ra uống thay nước hàng ngày. Để dễ uống có thể bỏ thêm một chút đường. Uống đều đặn cho đến khi bệnh khỏi.
14- Chữa dị ứng sơn: Đậu xanh sống 100 g, rửa sạch, ngâm vào nước trong 12 giờ, lấy ra giã nát thành dạng vữa, cho thêm 30 g nhãn đông đằng (vị thuốc Trung y) đã nghiền nát, trộn đều, đắp vào chỗ bị lở sơn ngày 1 – 2 lần.
15- Chữa trúng độc hơi than: Khi buồn nôn, nôn mửa do trúng độc hơi than, có thể nấu canh đậu xanh lên ăn hoặc lấy 30 g bột đậu xanh hòa với nước sôi uống.
16- Chữa trúng độc chì: Dùng 120g đậu xanh, 15g cam thảo, sắc với nước, ngày uống hai lần, cần uống liên tục trong 15 ngày. Trong quá trình điều trị, nên uống bổ sung vitaminC. (Theo lohha.com.vn).
17- Chữa bệnh quai bị: Dùng 60g đậu xanh cho vào nồi nấu với nước đến khi đỗ chín, cho thêm 2-3 nõn rau cải trắng vào đun tiếp khoảng 15-20 phút rồi chắt lấy nước uống. (Theo kinh nghiệm dân gian).
18- Chữa đái tháo đường: Đậu xanh 200g, lê 2 quả, củ cải 250g, nấu thành món ăn hàng ngày. (Theo kinh nghiệm dân gian).
19- Phụ nữ ra huyết trắng quá nhiều: Đậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g, trộn lẫn sau đó nghiền thành bột mịn pha nước uống ngày hai lần. (Theo kinh nghiệm dân gian).
20- Hạt đậu xanh làm đẹp cho phụ nữ: Hạt đậu xanh còn có tác dụng làm đẹp cho chị em rất hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp làm đẹp từ đậu xanh.
– Cách 1: Dùng một lượng đậu xanh vừa đủ tán thành bột mịn. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ lấy 30 g bột này khuấy với nước ấm thành dạng hồ, chờ khi nguội thoa lên mặt. Làm liên tiếp nhiều ngày như thế sẽ có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp dùng chữa mụn trứng cá.
– Cách 2: Lấy 20 g bột đậu xanh, 20g bột thanh đại và 2 g băng phiến cho vào nước ấm trộn thành hồ. Mỗi tối trước khi đi ngủ đắp dung dịch này lên vùng mặt, sẽ có tác dụng dưỡng nhan, đẹp da, dùng cho các “sĩ tử” khi tiều tụy vì học thi, đặc biệt tốt với các người hay thức đêm! (Theo D.S Lê Kim Phụng).
4- Các công dụng khác của cây đậu xanh
+ Sản xuất tinh bột đậu xanh thô
Bộ đậu xanh thô có thể sản xuất bằng cách trực tiếp xay hạt khô hoặc đâm hạt khô để tách vỏ xảy bỏ vỏ rồi xay. Để bảo quản lâu có thể rang hạt rồi xay. Bột đậu xanh thô được đun trong nước nóng và pha với đường dùng cho trẻ em và người lớn uống đều tốt. Uống bột đậu xanh thô điểm tâm vào buổi sáng hay buổi tối đều tốt.