CÂY ĐẬU ĐEN
Cây đậu đen
1-Tên gọi và danh pháp khoa học
-Tên thường gọi: Đậu đen (Miền Nam), Đỗ đen (Miền Bắc).
-Tên gọi khác: [Vị thuốc] Ô đậu, Hắc đại đậu, Hương xị.
-Tên tiếng Anh: Catjang cowpeas, Catjang
-Tên khoa học: Vigna cylindrica ( L.) Skeels
2-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Bộ (ordo) Đậu (Fabales)
Họ (familia) Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia) Đậu (Faboideae)
Tông (tribus) Phaseoleae
Phân tông (subtribus) Phaseolinae
Chi (genus) Vigna
Loài (species) Vigna cylindrica= Vigna unguiculata
Phân loài (subspecies) Vigna unguiculata subsp. Cylindrica
+Phân loài Đậu đen
Hạt đậu đen lòng trắng và lòng xanh
3-Nguồn gốc và phân bố
Hiện nay cây đậu đen cũng được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Việt Nam.
4-Mô tả
– Thân: Cao 50-100 cm, phân nhiều cành, toàn thân không lông.
– Lá: Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, lá chét giữa to và dài hơn lá chét hai bên.
– Hoa: Hoa màu tím nhạt.
– Quả: Quả giáp dài, đường kính tròn, trong chứa 7 đến 10 hạt màu đen.
– Hạt: Hạt có vỏ màu đen, nhân hạt trắng hoặc xanh.
Hạt đậu đen thương phẩm
5-Thành phần dinh dưỡng trong đậu đen
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu đen đã nấu chín như sau:
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu đen đã nấu chín
Năng lượng 484 kJ (116 kcal)
Carbohydrate 20,76 g
– Đường 3,3 g
– Chất xơ thực phẩm 6,5 g
Chất béo 0,53 g
Protein 7.73 g
Thiamine (vit. B 1) 0,202 mg (18%)
Riboflavin (vit. B 2) 0,055 mg (5%)
Niacin (vit. B 3) 0,495 mg (3%)
Axit pantothenic (B 5) 0,411 mg (8%)
Vitamin B 6 0,1 mg (8%)
Folate (vit. B 9) 208 mg (52%)
Vitamin E 0,28 mg (2%)
Vitamin K 1,7 mg (2%)
Canxi 24 mg (2%)
Ủi 2.51 mg (19%)
Magiê 53 mg (15%)
Mangan 0,475 mg (23%)
Phốt pho 156 mg (22%)
Kali 278 mg (6%)
Natri 4 mg (0%)
Kem 1,29 mg (14%)
Ghi chú!: Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người lớn.
+ Theo các nguồn phân tích khác:
Hạt đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt khô có 24,2% protit, 1,7% lipit, 53,3% gluxit, 2,8% tro, 56mg% canxi, 354mg% P, 6,1mg% sắt, 0,51mg% vitamin B1, 0,21mg% vitamin B2, 1,8mg% vitamin PP, 3mg% vitamin C. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen cũng rất cao. Trong 100g Đậu đen có 0,97g lysin, 0,31g metionin, 0,31g triptophan, 1,16g phenylanin, 1,09g alanin, 0,97g valin, 1,26g leuxin, 1,11g isoleusin, 1,72g acginin và 0,75g histidin.
Ngoài việc dùng làm thực phẩm, Đậu đen còn được dùng để bào chế thuốc và làm thuốc, ngâm tẩm các vị thuốc để giảm bớt độc tính của thuốc như Ban miêu, Bã đậu… giảm vị chát của Hà thủ ô…