CÂY ĐẬU NÀNH

CÂY ĐẬU NÀNH

1-Tên gọi và danh pháp khoa học
-Tên thường gọi: Đậu nành (Miền Nam), Đỗ tương (Miền Bắc)
-Tên gọi khác: Đậu tương,
-Tên tiếng Anh: Soybean (US), soya bean (UK).
-Tên khoa học: Glycine max (L.) Merr.
2-Phân loại khoa học (Scientific classification)
Bộ (ordo) Đậu (Fabales)
Họ (familia) Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia) Đậu (Faboideae)
Tông (tribus) Phaseoleae
Phân tông (subtribus) Glycininae
Chi (genus) Glycine
Phân chi (subgenus) Glycine subg. Soya
Loài (species) Glycine max
3-Nguồn gốc và phân bố
Loài đậu nành (Glycine max) có nguồn gốc ở Trung Quốc, từ đó lan sang nhiều nước khác ở Châu Á như: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam Á, Ấn Độ..

4-Mô tả
-Thân: Thân cao 0,5-1,5 m, phân cành mạnh, trên thân, cành, lá và quả có lông cứng màu vàng.
– Rể: Rể cái thô, từ gốc tương đối ngắn với nhiều rể phụ bên lan rộng và sâu khoảng 2 m.
– Lá: Lá mọc cách, gân lá hình lông chim, 2 lá đầu tiên mọc đối, lá kép gồm 3 lá phụ hình trái xoan không đều nhau, hoặc hình bầu dục dạng hình thoi hay hình xoan gần như tròn, thon dài 3 – 12 cm, lá bẹ 3 đến 7 mm.
– Hoa: Chùm hoa giống bàn chải, mọc ở nách lá, dài 1 – 2 cm, hoa nhỏ, 5 – 26 hoa, không mùi, tràng hoa có vành hoa giống hình bướm, dày, tím hay trắng, dài 5 mm, 5 răng, 2 răng trên dính nhau, nhụy đực 10 trong số có 9 nhụy dính nhau và 1 tiểu nhụy rời.
– Quả: Quả dài 5-6 cm, hơi cong hình lưỡi liềm, phẳng, có nhiều lông mềm, màu từ xám sáng đến xám tối. Số lượng quả trên một cây tùy thuộc vào mật độ cây, nguồn cung cấp chất dinh dưởng và độ ẩm. Trong những ruộng trồng dày đặc, số quả trên mỗi cây từ 10-15, trên ruộng trồng thưa và đất đay mầu mỡ có thể lên đến 300 – 400 quả/cây.
– Hạt: Mỗi quả có từ 1 đến 4 hạt, thường là 3 hạt, hạt bao gồm vỏ và phôi, trong đó có 2 tử diệp và chồi mầm với một cột sống gồm thân thô sơ và lá.. Hạt hình cầu hay bầu dục, phẳng có hạt giống như quả thận. Màu hạt thay đổi khác nhau như đen nhạt, nâu và xanh lá cây. Trọng lượng 1000 hạt từ 60 đến 400 g. 

Hạt đậu nành
5-Thành phần dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu nành

Năng lượng

1.866 kJ (446 kcal)

Carbohydrat

30,16 g

Đường

7,33 g

Chất xơ thực phẩm

9,3 g

Chất béo

19,94 g

Chất béo no

2,884 g

Chất béo không no đơn

4,404 g

Chất béo không no đa

11,255 g

Protein

36,49 g

Tryptophan

0,591 g

Threonin

1,766 g

Isoleucin

1,971 g

Leucin

3,309 g

Lysin

2,706 g

Methionin

0,547 g

Cystin

0,655 g

Phenylalanin

2,122 g

Tyrosin

1,539 g

Valin

2,029 g

Arginin

3,153 g

Histidin

1,097 g

Alanin

1,915 g

Axit aspartic

5,112 g

Axit glutamic

7,874 g

Glycin

1,880 g

Prolin

2,379 g

Serin

2,357 g

Nước

8,54 g

Vitamin A equiv.

1 μg (0%)

Vitamin B6

0.377 mg (29%)

Vitamin B12

0 μg (0%)

Vitamin C

6.0 mg (10%)

Vitamin K

47 μg (45%)

Canxi

277 mg (28%)

Sắt

15.70 mg (126%)

Magie

280 mg (76%)

Phospho

704 mg (101%)

Kali

1797 mg (38%)

Natri

2 mg (0%)

Kẽm

4.89 mg (49%)

Ghi chú! Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người lớn.


 + Theo các nguồn phân tích khác
Trong hạt đậu nành có các thành phần hoá học như sau: Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S;  các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.

Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản như isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu nành được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể.

Các thực phẩm làm từ đậu nành được xem là một loại “thịt không xương” vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 gr đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 gr thịt bò.

Tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là do đậu nành cung cấp. Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu nành cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.